Đàn guitar xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ là một câu trả lời
khó. Giả thuyết hiện nay được nhiều người đồng ý là đàn guitar đã theo chân các
cố đạo Tây Ban Nha du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 19. Nhưng phải đến năm
1920 mới bắt đầu xuất hiện những người Việt Nam chơi guitar.
Những người chơi guitar đầu tiên ở Việt Nam chính là các nghệ
sỹ cải lương. Với óc sáng tạo của mình, họ đã tạo ra cây guitar phím lõm, bổ
sung một dòng guitar mới là guitar cải lương. Đây là dòng guitar rất phổ biến
trong nhạc tài tử Nam Bộ trước 1945 với những tên tuổi nổi tiếng như Tư Chơi,
Ba Kéo, Bây Cây, Chín Hòa, Phùng Há, Năm Phỉ, Văn Vĩ… Guitar phím lõm là guitar
du nhập từ nước ngoài được khoét lõm phím đàn và lên dây theo âm giai ngũ cung
(pentatonic) “Líu, Xề, Líu Hò, Lìu” để đàn các bản cải lương.
Dạy guitar tại nhà cho mọi đối tượng học viên – Uy tín,
trách nhiệm, chuyên nghiệp.
Vào thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam phát triển cùng với số
lượng người chơi guitar theo lối mới tăng lên. Bên cạnh những người diễn tấu của
người nước ngoài đã xuất hiện những tên tuổi Việt Nam như Phan Văn Trường, Canh
Thân, Đỗ Chí Khang, Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước. Tuy nhiên, họ đều tự học là
chính chứ không được đào tạo một cách bài bản. Điều này đã làm ảnh hưởng không
nhỏ tới sự phát triển của guitar, các hình thức biểu diễn và diễn tấu đều mang
tính tự phát. Phổ biến nhất là dạng ban nhạc gồm 4 nhạc cụ: guitar Hawaii,
guitar 6 dây, Đại hồ cầm và guitar 4 dây Hawaii (ukulele), chơi hòa tấu trong
các phòng trà hoặc quán bar. Các hình thức khác như song tấu hay độc tấu mãi tới
thập niên 1940 về sau này mới phát triển với các tên tuổi nổi danh như Tạ Tấn,
Phạm Ngữ…
Năm 1932, xuất hiện cây đàn guitar đầu tiên do người Việt
Nam làm là cây đàn do cụ Xuân Lan, người làng Đào Xá (Hà Nội) chế tác. Thời kỳ
này cũng xuất hiện nhiều cửa hiệu làm đàn nổi tiếng như Nhạc Sơn, Kim Thanh, Tạ
Tấn.
Giữa thập niên 1940, cây guitar đã giành được vị thế quan trọng
trong giới mộ điệu của Việt Nam. Với tính chất dễ chơi, dễ học, gọn nhẹ, guitar
đã trở thành bạn đường thân thiết của các nhạc sỹ kháng chiến, giới học sinh
sinh viên và nhiều người yêu nhạc.
Nhiều tác giả đồng thời là người đệm guitar rất giỏi đã xuất
hiện như Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Phạm Duy, Văn Ký, Hoàng Vân, Trọng Bằng,
Văn Chung, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tí…
Thời kỳ trước năm 1975
Tuy nhiên, vì yếu tố chiến tranh, đất nước bị chia cắt, mà
nghệ thuật guitar cũng vì thế trở nên thăng trầm. Dần dần có sự phân hoá rõ rệt
tại hai vùng Nam – Bắc của đất nước. Tại mỗi nơi, guitar có những đặc thù nhất
định.
Tại miền Bắc, cùng với sự ra đời của bộ môn guitar trong
khoá giảng dạy đầu tiên của trường Âm nhạc Việt Nam (1956) do Tạ Tấn làm chủ
nhiệm đã đánh dấu bước đi quan trọng cho thấy guitar được chính thức chấp nhận
một cách rộng rãi.
Nhạc phẩm và sách giáo khoa có giá trị được biên soạn cho
guitar được xuất bản một cách rộng rãi. Các nhạc phẩm của thời kỳ này hầu hết
là được chuyển soạn từ các ca khúc Việt Nam nổi tiếng hay biến tấu trên các làn
điệu dân ca. Hầu hết các trung tâm nghệ thuật quần chúng, chẳng hạn như nhà văn
hoá, đều có các lớp dạy đàn guitar. Nguồn tiếp xúc chủ yếu của các nghệ sỹ
guitar miền Bắc là thông qua sự viện trợ các ban nhạc nước ngoài của Liên Xô và
các nước Đông Âu. Buổi trình diễn guitar độc tấu đầu tiên ra mắt công chúng tại
Hà Nội năm 1973 đã được hoan nghênh nhiệt liệt.
Sự mở rộng phát triển của guitar dần dần đã tạo nên lớp nghệ
sỹ trẻ mới bên cạnh những đàn anh đi trước như Tạ Tấn, Hải Thoại, Đỗ Trường
Giang, Vũ Bảo Lâm, Quang Khôi, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Văn Ti, Nguyễn Quang Tôn,…
Song, do hoàn cảnh chiến tranh, thiếu bài bản và điều kiện tổ
chức, thiếu cả sự liên hệ với nền nghệ thuật guitar thế giới, và thiếu cả nghệ
sĩ guitar bậc thầy được đào tạo chính quy nên nghệ thuật guitar ở miền Bắc lúc
đó phát triển chậm và không đều.
Trong khi đó ở miền Nam, sự phát triển của guitar có phần
thuận lợi hơn. Đàn guitar được đưa vào chương trình giảng dạy của trường Quốc
gia Âm nhạc Huế và trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn từ năm 1956. Thêm vào đó, giới
mộ điệu ở Sài Gòn được tiếp xúc nhiều hơn với guitar cổ điển thế giới thông qua
những buổi trình diễn của các bậc thầy như Siegfried Behrend, Julian Bream,
Alice Artzt,… Guitar từ chỗ phổ biến là ở phòng trà đã dần dần đi vào đời sống
thường nhật. Có rất nhiều dòng guitar cùng song song tồn tại và hỗ trợ cho nhau
rất tốt như guitar cổ điển, guitar flamenco, guitar jazz. Một vài tên tuổi nổi
tiếng trong thời kỳ này phải kể đến là Đỗ Đình Phương, Trương Huệ Mẫn, Võ Tá
Hân, Hoàng Bửu, Trần Văn Phú hay Hoàng Liêm, Văn Trổ…
Thời kỳ sau năm 1975
Đất nước thống nhất, nghệ sỹ guitar ở hai miền có dịp gặp
nhau, trao đổi kinh nghiệm, bài bản và kỹ thuật. Từ đó tạo cơ sở cho nền nghệ
thuật guitar non trẻ của Việt Nam có dịp phát triển lên một trình độ mới.
Chính từ những cuộc biểu diễn khá đều đặn trong thập niên
1980 tại thính phòng nhỏ của Nhà văn hóa quận Phú Nhuận mà công chúng yêu nhạc
cổ điển Sài Gòn đã biết đến một loạt tên tuổi mới của làng guitar như Phạm
Quang Huy, Châu Đăng Khoa, Nguyễn Thái Cường, Huỳnh Hữu Đoan, Dương Kim Dũng,…
có cả những nghệ sĩ nữ tài năng như Ngô Thị Minh, Nguyễn Thị Phi Loan…
Thập niên 1980 cũng có thể nói là giai đoạn chín mùi về tài
năng và đỉnh cao về nghệ thuật của Phùng Tuấn Vũ một trong những nghệ sĩ guitar
hàng đầu Việt Nam và là người góp phần đào tạo hàng loạt tên tuổi mới của
guitar Việt Nam sau nàỵ. Trong khi đó, ở Hà Nội cũng xuất hiện những tài năng mới
đầy triển vọng như Đặng Ngọc Long, Phan Đình Tân, Phạm Văn Phương, Nguyễn Lan
Anh… Trong số những cái tên vừa kể, Đặng Ngọc Long, được tu nghiệp ở Đông Đức,
Phan Đình Tân – tốt nghiệp tại Nhạc viện Tchaikovsky (Kiev) – là những nghệ sĩ
guitar đầu tiên của Việt Nam được theo học tại các quốc gia có nền nghệ thuật
guitar phát triển. Năm 1992, sau khi tốt nghiệp xuất sắc tại Nhạc viện
Tchaikovsky (Kiev), Phan Đình Tân được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thông
tin và Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina cho phép tiếp tục học nghiên cứu sinh
(1993-1997) và nghiên cứu sinh cao cấp (1997-1999), bảo vệ thành công Tiến sĩ
năm 1997 và Tiến sĩ khoa học (Doctor of Science) năm 1999 chuyên ngành Lý luận
và Lịch sử Văn hóa. Phan Đình Tân là tác giả của nhiều công trình và khoảng
trên 30 bài báo chuyên đề, trong đó nhiều công trình được đưa vào giảng dạy và
làm tài liệu tham khảo tại các quốc gia sử dụng tiếng Nga (Vấn đề Đông-Tây và
văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á; Từ điển Guitar; Vấn đề Đông-Tây: Tích phân và hội
tụ nghệ thuật…). Sau khi về nước, từ năm 2001-2003, tham gia giảng dạy tại Đại
học quốc gia TP Hồ Chí Minh (Đại học KHXHNV), Phan Đình Tân đã tiếp tục nghiên
cứu các công trình thuộc lĩnh vực văn hóa học (Từ điển Văn hóa học; Tìm hiểu
giá trị các lý thuyết văn hóa học; Địa văn hóa và bức tranh địa văn hóa thế giới;
Văn hóa học nghệ thuật…).
Hiện tại
Kể từ sau năm 1990, guitar cổ điển cũng như nghệ thuật
guitar nói chung dường như bước vào thoái trào . Giới guitar cổ điển chỉ còn
gói gọn trong các nhạc viện. Những nghệ sỹ lớn hầu hết đều chuyển sang chơi nhạc
nhẹ hoặc rời ra nước ngoài. Nghề làm đàn guitar, vỹ cầm, mandoline… cũng đang
ngày càng tàn lụi, cả Sài Gòn chỉ còn khoảng 10 điểm sản xuất đàn với 2 – 3 nghệ
nhân sống chết với nghề. Và hiếm hoi lắm người ta mới tìm được một thương hiệu
guitar nghiêm túc tại Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên guitar vẫn luôn có chỗ trong lòng công chúng yêu
nhạc. Rất nhiều cuộc thi có quy mô đã được tổ chức. Cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, mạng Internet, sự giao lưu của những người yêu guitar đã
không bị giới hạn trong một vùng cụ thể mà có thể thường xuyên tìm hiểu trao đổi
học hỏi với bên ngoài.
TRUNG TÂM GUITAR TÀI NĂNG TRẺ
TƯ VẤN HỌC ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ :
090 333 1985 – 09 87 87 0217 cô Mượt
EMAIL: info@giasutainangtre.vn