Đàn guitar là loại nhạc cụ đơn giản
được thiết kế nhỏ gọn giúp người chơi đàn thoải mái trong các tư thế. Nhưng để
chơi đàn guitar điêu luyện thì phải cần một thời gian luyện tập, hôm nay mình sẽ
hướng dẫn các bạn luyện ngón bấm tay trái khi chơi Guitar
Dan-Acoustic-guitar-Yamaha
Luyện ngón khi chơi Guitar là một
trong những kĩ năng cơ bản để đánh đàn Guitar tốt
1. Chuẩn bị trước khi luyện ngón:
Cho dù hai bàn tay của bạn thực
hiện những động tác hoàn toàn khác nhau khi chơi Guitar, nhưng chúng vẫn tuân
theo những nguyên tắc hoạt động của cơ tay. Bạn cần phải giảm đến mức tối thiểu
sự căng cơ của bàn tay trái giống như bạn đã thực hiện cho bàn tay phải. Vì
trong giai đoạn trước, bạn tập trung vào việc tập luyện bàn tay phải, bạn có thể
có khuynh hướng quá chú trọng đến bàn tay này trong lúc chơi đàn. Nếu không được
sửa chữa, điều này có thể tạo ra sự căng thẳng bất lợi cho bàn tay trái của bạn.
Để triệt tiêu khả năng bất lợi
này, một lần nữa, bạn nên kiểm tra tư thế của hai bàn tay. Nên chú ý đến những
sai sót thường gặp như sau:
– Đầu đàn có thấp quá hay không?
– Đầu đàn có để cách xa quá hay không?
– Thân đàn có quá thấp hay quá xa về phía
trái so với thân mình của bạn hay không?
Mỗi sai sót trên có thể gây ra sự
căng cơ bất lợi cho bàn tay trái. Hãy thử đi thử lại và kiểm tra cho đến khi bạn
tìm ra tư thế thuận lợi nhất cho cả hai bàn tay.
2. Vị trí bàn tay và ngón tay trái khi luyện
ngón
Mở rộng bàn tay trái của bạn,
lòng bàn tay hướng lên và đặt ngón tay lên phím đàn . Lưu ý: nên nắm tay vừa đủ
và không gống tay khi chơi đàn, đặt ngón tay cái của bạn ở khoảng giữa các ngón
tay đầu tiên và thứ hai. Tất cả các đốt ngón tay nên được uốn cong. Tay của bạn
sẽ giống như thế về sau khi bạn chơi tất cả các loại đàn Guitar. Khi chuyển Gam
ngón cái sẽ lướt nhẹ dọc theo phía sau cần đàn.
Vị trí ngón tay không đúng khi
chơi hợp âm C Guitar
Để tránh gây áp lực lên cổ tay và
cánh tay bạn hãy cố gắng để điều chỉnh ngón tay đi xuống theo chiều dọc trên
chuỗi chứ không phải ở một góc. Vị trí này gây sức áp lực lớn nhất trên chuỗi
và cũng ngăn cản các bên của ngón tay chạm vào dây liền kề – có thể gây ù hoặc
tắt tiếng.
3. Luyện ngón bấm tay trái với Guitar điện
Tay trái muốn bấm nốt thật rõ nốt
thì bạn phải biết cách nhấc ngón ra kịp thời.
Khi chơi Guitar điện – đặc biệt
là về sau chơi các thể loại Heavy Metal với âm thanh Distortion (tiếng kim loại)
– thì khi bạn bấm (và gẩy) vào 1 nốt ở dây 1, sau đó bấm (và gẩy) vào 1 nốt ở
dây 2 thì trước khi bấm nốt thứ 2, bạn phải nhấc kịp tay khi bấm nốt thứ nhất
lên hẳn đã. >> Nếu khi gẩy nốt thứ 2 mà nốt 1 chưa nhấc lên thì sẽ bị rè
vì cộng hưởng.
>> Khi tập chuyển ngón – nhất
là với 2 nốt ở 2 dây khác nhau – thì cố gắng nhấc thật nhanh nốt trước trước
khi chơi nốt sau.
4. Bài luyện ngón bấm tay trái cơ bản:
· Bạn sẽ bắt đầu tập luyện bàn tay trái
với một động tác mẫu đơn giản nhất: bấm nốt La trên dây 3, ngăn phím 2 bằng
ngón giữa.
Mục đích của bạn là vận động các
khớp ngón tay trong phạm vi hoạt động trung bình của chúng. Hãy tiến hành như
sau:
– Cẩn thận đặt đầu ngón tay giữa lên dây
thứ 3 ngay sau ngăn phím thứ hai. Bấm chặt dây này bằng cách phân bố đều lực của
cả hai ngón tay cái và giữa của bạn – không phải bằng lực của cánh tay.
– Lần lượt gẩy các nốt La (A) và Son (G)
chậm rãi và đều đặn.
– Để tạo ra lực bẩy mạnh nhất, đặt khớp đầu
ngón cái sau cần đàn ở điểm đối diện với hai ngón tay đầu tiên của bạn (ngón trỏ
và ngón giữa). CHÚ Ý: Chỉ dùng một lực tối thiểu cần thiết để tạo ra một âm
thanh trong trẻo. Cẩn thận tránh sự căng cơ không cần thiết trên bàn tay cũng
như cánh tay trái.
– Tránh doãng rộng quá đáng các đốt ngón
tay. Khi các ngón tay của bạn được đặt chính xác trong phạm vi hoạt động trung
bình, động tác bấm dây đàn sẽ diễn ra chủ yếu tại các đốt ngón tay.
– Khi các ngón tay của bạn không chạm dây
đàn, giữ các khớp ngón tay trong phạm vi hoạt động trung bình, nhờ đó các đầu
ngón tay của bạn sẽ được giữ hờ một cách thoải mái bên trên dây đàn.
Hãy chú ý rèn luyện việc nhận biết
những sự căng cơ không cần thiết. Hãy thí nghiệm bằng cách thay đổi từng chút một
vị trí của khuỷu tay, cánh tay, độ cong của cổ tay trái. Hãy thử nhiều lần cho đến
khi bạn xác định được vị trí đem lại lực mạnh nhất và tư thế thoải mái nhất cho
các ngón tay trái của bạn.
Để đọc nhạc một cách hiệu quả, bạn
cần phải học cách đặt ngón tay một cách chính xác bằng cảm giác hơn là thị giác
· Học cách đặt ngón tay một cách chính
xác bằng cảm giác hơn là thị giác
Lúc đầu, bạn cần phải nhìn xuống
cần đàn khi thực hiện các động tác của bàn tay trái – đó là cách nhanh nhất và
dễ nhất để bảo đảm các ngón tay của bạn được đặt đúng vị trí. Tuy nhiên, để đọc
nhạc một cách hiệu quả, bạn cần phải học cách đặt ngón tay một cách chính xác bằng
cảm giác hơn là thị giác. Bạn nên tiến hành việc này càng sớm càng tốt ngay sau
khi bạn đã có thể đặt ngón tay chính xác bằng mắt.
Hãy tập như sau đây, bắt đầu bằng
nốt La (A) ở ngăn phím 2, dây 3 với ngón tay giữa:
– Đếm “một, hai” chậm rãi và đều đặn.
Trong khi bạn vẫn nhìn xuống cần đàn, lần lượt gẩy các nốt Son (G) và La (A)
như đã hướng dẫn. Trong khi bạn vẫn liên tục lập lại các động tác này, đưa mắt
nhìn ra chỗ khác. Cố gắng giữ cho ngón tay vẫn bấm đúng vị trí cần thiết.
– Cần phải nhạy cảm với các lầm lỗi. Nếu
trong lúc đưa mắt nhìn ra nơi khác, bạn cảm thấy ngón tay của bạn bắt đầu trượt
ra xa phím đàn, hãy ngưng lại và điều chỉnh lại vị trí ngón tay bằng mắt.
– Giữ tư thế gióng thẳng một cách tự nhiên
của cổ tay và các khớp ngón tay của bạn, và giữ cho cánh tay, cổ tay, cũng như
các khớp ngón tay bạn nằm trong phạm vi hoạt động trung bình của chúng. Khi bạn
đã thuần thục hơn, hãy nhìn ra ngoài cần đàn càng lúc càng lâu hơn. Tiếp tục
trình tự này cho đến khi bạn có thể đặt ngón tay một cách chính xác và tự tin
chỉ bằng cảm giác.
– Tập hình dung trong óc các thao tác của
bàn tay trái cho đến khi bạn có thể hình dung ra chúng một cách rõ ràng – nhìn
thấy các thao tác này trong óc như thể bạn đang thực sự thực hiện chúng trên cần
đàn.
Khi bạn đã tập thuần thục bài tập
với nốt La (A), lập lại bài tập này với nôt Si (B) và Đô © ở ngăn 1, dây 2, với
ngón tay trỏ. Sau đó thay thế bằng nốt Đô © và nốt Rê (D) trên dây 2 với ngón
áp út (hay ngón út).
5. Lưu ý chung khi luyện ngón bấm tay trái:
Để luyện ngón thành công, tay
trái cần khỏe và thực sự dẻo dai. Muốn đạt được điều này, người chơi đàn Guitar
sẽ phải tập luyện rất nhiều. Không nên bị cám dỗ để thử tăng tốc quá trình luyện
ngón tay trái của bạn thông qua phương tiện nhân tạo. Bạn có thể thấy quảng cáo
cho các thiết bị cầm tay có thể tăng cường độ bền bên tay trái, nhưng một điều
chắc chắn là: Không có gì có thể đẩy nhanh tốc độ luyện ngón của bạn ngoài cách
chơi Guitar thường xuyên.
Khi bắt đầu chơi Guitar và luyện
ngón, một số bộ phận trên cơ thể có thể bị căng và bị tác động nhiều như: cánh
tay, cổ tay, vai, cơ lưng …. Do đó, bạn nên thường xuyên thả lỏng để vai trái
được thư giãn. Khi chơi Guitar, không nên di chuyển khuỷu tay quá nhiều vì sẽ
làm tay bị mỏi nhanh hơn. Cố gắng giữ khuỷu tay ở một vị trí gần cơ thể, chỉ di
chuyển cánh tay, bàn tay để chạy GAM.
Điều quan trọng cần nhớ trong việc
duy trì một vị trí tốt của cánh tay, ngón tay bên trái là bạn cần để giữ cho nó
thoải mái và tự nhiên. Nếu tay của bạn bắt đầu bị tổn thương hoặc đau, hãy ngừng
chơi để nó được nghỉ ngơi. Vì chơi Guitar cũng như bất kỳ hoạt động khác mà đòi
hỏi sự phát triển cơ bắp, nghỉ ngơi giúp cơ thể của bạn chuẩn bị tốt hơn cho những
lần luyện ngón bấm tay trái sau.
Ngoài ra, bạn cũng gặp một vấn đề
khác đó là hiện tượng âm thanh rè và ngắt quãng. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách loại
bỏ chúng. Hầu hết các tay guitar mới tập chơi thường sử dụng lực quá nhiều đè
lên phím đàn để giải quyết vấn đề này mà không cần biết nên sử dụng sức bao
nhiêu.
Tôi có ba lời khuyên dành cho bạn:
– Cố bấm thật mạnh, hết sức của mình lên
các phím. Sau đó dùng tay phải đánh các nốt đơn
– Bây giờ giảm bớt lực bàn tay, vẫn chơi
các nốt đó với tay phải cho đến khi việc ngắt tiếng xuất hiện. Ở khoảnh khắc cuối
cùng, trước khi bắt đầu xảy ra hiện tượng ngắt tiếng bạn sẽ cảm thấy khi dùng một
lực như thế nào thì bị điếc tiếng để từ đó phân bố sức lực cho thật chính xác để
tránh ngắt tiếng.
– Bây giờ thì làm ngược lại. Vẫn tiếp tục
dùng tay phải để đánh đàn. Bắt đầu bấm phím bằng tay trái nhưng lúc đầu không bấm
mạnh như trước mà hãy bấm nhẹ thôi rồi bắt đầu mạnh dần. Khi chưa bấm bạn sẽ thấy
âm thanh khá trong, nhưng khi bấm vào thì âm thanh sẽ bị ngắt quãng. Càng bấm mạnh
nữa thì tiếng sẽ bị “không nói tục”c và rè, bấm mạnh thêm chút nữa bạn sẽ nhận
được âm thanh hoàn hảo và từ đó biết được lượng sức dùng như thế nào để loại bỏ
những âm thanh không đẹp và rè.
Chính vì vậy bạn nên dần tập các
bài tập bằng cả hai chiều (như đã nói ở tay phải và tay trái), tìm những “khoảnh
khắc vàng” để tránh điếc tiếng và rè tiếng. Khi bạn đã làm chủ được những bài tập
này, tôi đề nghị bạn nên tập nhữn bài khác cao hơn chẳng hạn như hợp âm. Đến
lúc này, khả năng phân phối sức vào ngón tay của bạn đã thành thục bạn. Bạn có
thể lọai bỏ hoặc tạo ra sự ngắt tiếng lúc nào bạn muốn. Đừng sợ khi đang biểu
diễn trên sân khấu mà lại xuất hiện những trường hợp ngắt tiếng hay rè tiếng.
Có thể khi bạn lo lắng bạn sẽ bấm hơi mạnh, nhưng bạn đã luyện tập nhiều với những
bài tập trên và bạn sẽ không mất sức nhiều đâu.
6. Khắc phục những vướng mắc khi luyện ngón
· Ngón tay mình hình như hơi ngắn, tay
mình yếu quá, bấm không “kêu”!!!
Câu trả lời là đừng bận tâm về vấn
đề đó, hãy thử nhìn các guitar Trung Quốc như Li Jie hay Yang Suefei, ngón tay
họ có thể nói là “khá ngắn” hoặc chí ít thì “không dài” như các nghệ sĩ hàng đầu
thế giới như John Williams hay Julian Bream. Thế nhưng họ vẫn là những đại biểu
ưu tú cho thế hệ guitarist trẻ thời đại ngày nay. Vấn đề nằm ở tư thế tay trái
của bạn, hãy thả lỏng tay ở tư thế như ta đang cầm cổ tay của 1 cô bạn gái với
ngón cái hơi duỗi đưa về phía cần đàn, đặt cả 4 ngón đặt lên cùng 1 dây, bắt đầu
từ dây 6 (Mi) với ngón 1 tương ứng phím 1, ngón 2 với phím 2, ngón 3 với phím
3, ngón 4 với phím 4. Ấn nhẹ cả 4 ngón xuống, cảm nhận lực ấn, thả lỏng ra, vẫn
giữ cả 4 ngón “lơ lửng” trên 4 phím đàn, lại ấn xuống, lặp lại động tác đó liên
tục trong vài phút, qua cả 6 dây. Chú ý là chỉ hoạt động với vai thả lỏng, lực ấn
chỉ tập trung ở đầu ngón tay, các ngón tay luôn đặt ở vị trí chủ động (cách
phím đàn 1 khoảng ngắn). Bạn sẽ nhận thấy ngay lập tức 1 điều tay mình không bé
và yếu đuối như mình tưởng tượng.
· Đánh mới được một lúc thôi mà vai và
khuỷu tay đã mỏi nhừ, đầu ngón tay đau buốt
Có 1 sự thật là các guitarist
hàng đầu sử dụng 1 lực rất nhỏ cho mỗi cú bấm của tay trái, bí quyết nằm ở sự
thả lỏng vai và khuỷu tay, dùng lực chính xác và vừa đủ
Lời khuyên: Hãy tập trước gương để
“ngắm” tư thế của mình 1 cách chính xác hơn, tránh việc “cảm nhận” thành “ngộ
nhận” về tư thế. Liên tục chú ý đến sự căng cơ của vai và khuỷu tay
· Khi chơi đàn với các phím phía cao, đặc
biệt là các phím từ phím 12 trở đi, dường như tay trái hoạt động không được như
ý?
Hãy thử thả lỏng toàn bộ vai trái
và hơi nghiêng vai xuống .Với các phím từ phím 12 trở đi, ngón tay cái có thể tựa
vào mép của phím đàn sao cho các ngón tay có thể di chuyển nhẹ nhàng được là ổn.
Nhiều lúc với 1 số thế bấm tay không thể thả lỏng được như các nguyên tắc đề
ra!!
· Khi di chuyển hợp âm, thế bấm từ thế cao xuống
thế thấp hay ngược lại thì tay trái rất vất vả và khó thực hiện chính xác được?
Khi gặp những trường hợp như vậy
đồng nghĩa tay trái phải dịch chuyển song song với cần đàn. Để thực hiện nhanh
và hiệu quả, bạn phải thả lỏng các bắp thịt tay trái và chú ý đừng bấm chặt
ngón cái sau cần đàn quá, cứ để lơi hết mức có thể. Ép chặt ngón cái vào cần
đàn Guitar sẽ làm giảm sự linh hoạt của các ngón tay còn lại vì nhiều khi bạn
phải di chuyển bàn tay theo cả nhiều ngang và chiều dọc .
Chúc các bạn luyện ngón bấm tay
trái thành công.